Đại lý Máy nghiền đa năng Vĩnh Phúc - 0339890699 - 0914504470

Kỹ thuật nuôi vịt siêu trứng

Kỹ thuật nuôi vịt siêu trứng áp dụng từ tài liệu nuôi vịt siêu trứng vào nghề nuôi vịt đã giúp nhiều hộ nông dân tăng thu nhập, với phương thức nuôi thả đồng truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro nên việc chuyển đổi phương pháp chăn nuôi theo hướng bền vững được kiểm soát dạng công nghiệp sẽ hiệu quả hơn. Nuôi vịt theo hướng nuôi tập trung để đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao, đồng thời hạn chế tối đa dịch bệnh thì giải pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là một trong những yếu tố quan trọng và nuôi vịt khai thác trứng trong chăn nuôi tập trung là một trong những hướng đi thích hợp vì con vịt siêu trứng là một trong những vật nuôi tập trung rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Kỹ thuật nuôi vịt siêu trứng


Sau đây là các bước kỹ thuật nuôi vịt siêu trứng

I. Con giống (chúng tôi giới thiệu một số con giống có năng suất cao để tham khảo)
Vịt CV Super M là giống cao sản, thích hợp nuôi thâm canh và bán thâm canh. vịt 75 ngày tuổi đạt trọng lượng 2,8-3,2 kg. Thức ăn tiêu tốn cho 1 kg thịt vịt hơi là 1,8 – 
2,0 Kg. Vịt siêu trứng Khakicapell là giống vịt chuyên đẻ trứng của nước Anh. Vịt có thân hình nhỏ, lông màu nâu lợt, mỏ và chân màu xám chì. Vịt bắt đầu đẻ trứng từ 140-145 ngày tuổi. Trọng lượng vịt mái 1,6-1,8 kg/con, vịt trống 2-2,1kg/con. Sản lượng trứng đạt 260-280 quả/con/năm. Trọng lượng trứng to 65-75g/quả. Trứng chất lượng tốt bán rất chạy trên thị trường nội địa. Nhiều hộ dân đã trở nên thoát đói, giảm nghèo nhờ nuôi giống vịt này. Vịt Triết Giang đạt rất cao 247-258 quả/mái/năm, vịt đẻ bền. 

Trọng lượng trứng trung bình đạt 61,4g. Khối lượng cơ thể vịt khi vào đẻ nhỏ, vịt mái 
chỉ nặng 1,08kg và vịt trống nặng 1,14 kg, điều này góp phần giảm chi phí thức ăn/10 
trứng. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng trung bình là 2,23kg thức ăn trong điều kiện nuôi tập 
trung, Đây là giống vịt có thân hình thon, đầu nhỏ, cổ dài, con mái trưởng thành đa số 
có màu cỏnh sẻ nhạt, con trống cco lông ở đầu xám hoặc xanh đen, cổ có khoang trắng, 
phần thân có màu nâu đỏ xen lẫn lông trắng, phần đuôi có lông màu xanh đen.

II. Điều kiện chăn nuôi
1. Vị trí chuồng trại
Chuồng đạt gần ao, dưới vườn cây ăn quả. Nền chuồng cao, bằng phẳng, thoát nước, 
thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông, nền khô ráo, hướng đông - nam, đảm bảo 
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Số lượng vịt 100 con, chuồng rộng 18 - 
20m, ngoài ra cần phải có diện tích mặt nước để vịt tắm. 

2. Chọn giống vịt nuôi: 
Chọn vịt những con vịt nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, không khô chân, vẹo mỏ, khèo 
chân, hở rốn, nặng bụng... Phân biệt đực, mái để loại bớt vịt đực. 

3. Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi. Từ 1 - 3 ngày tuổi: 30 - 320C, từ ngày thứ 4 mỗi ngày giảm 10C cho tới khi đạt 200C. Ẩm độ thích hợp nhất cho vịt con là 60 - 70%, song ở nước ta ẩm độ trong không khí rất cao 80 - 90%, nhiều lúc lên tới 100%, ẩm độ cao, chuồng ướt, dễ gây cho vịt con cảm nhiễm bệnh rất nguy hiểm. ẩm độ không khí và mật độ vịt con/m2
tỷ lệ thuận, cho nên ẩm độ cao cần hạ thấp mật độ vịt con/mnền chuồng. Khi độ ẩm cao cần đảo và cho thêm chất độn khô hàng ngày để giữ cho vịt được ấm chân và sạch lông, cần trang bị quạt thông, bóng đèn để có thể điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ.

4. Dụng cụ cho ăn
Mẹt tre cho ăn đường kính 0,8 - 1m: 2 chiếc. Máng uống tròn loại 2 lít: 2 chiếc. 
Máng ăn dài 70cm, rộng 50cm, cao 2cm: 2 chiếc. Máng uống loại 8 lít: 1 chiếc, quây 
tròn bằng tre dài 4m, cao 0,5 -0,6m: 2 chiếc. 

5. Thức ăn
Nhu cầu dinh dưỡng /kg thức ăn của vịt từ 1 - 56 ngày tuổi chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi : Protein thô : 20 %, năng lượng trao đổi : 2.900 kcal. Giai đoạn 22 - 56 ngày tuổi : Protein thô : 17 %, năng lượng trao đổi : 2.900 kcal. 

Để giảm chi phí mua thức ăn chăn nuôi vịt Bà con có thể tự chế biến thức ăn cho vịt bằng các thiết bị sau đây.



Máy ép cám viên

Trước khi cho vịt ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho vịt ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để vịt được đều, quá trình cho ăn cần quan sát lượng thức ăn dư thừa của lần trước để xem nên tăng giảm lượng thức ăn cho phù hợp. 

Vịt là loại thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống. Nước uống cho vịt phải đảm bảo 
nước trong sạch và thường xuyên cho vịt uống cả ngày lẫn đêm, với định mức:1 - 7 
ngày tuổi: 120 ml/con/ngày. 8 - 14 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày. 15 - 21 ngày tuổi: 350 
ml/con/ngày. 22 - 56 ngày tuổi: 50ml/con/ngày. 

6. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
a. Trạng thái đàn vịt cho phép ta đánh giá về sức khoẻ của nó : 
- Vịt con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn vịt khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt 
độ trong chuồng đạt yêu cầu. 
- Vịt con dồn đống là do lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp. 
- Vịt con nằm há mỏ và cánh dơ lên là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao. 
- Vịt không chơi hoặc nằm ở khu vực nhất định là chắc chắn có gió lùa. 
- Vịt bị bết dính là do chuồng ẩm, chế độ nuôi dưỡng kém. 
- Kiểm tra sức khoẻ đàn vịt hàng ngày: 
- Những con vịt ốm yếu cần loại ngay ra khỏi đàn. 
- Khi đàn vịt biếng ăn, biếng uống, phân thay đổi phải có biện pháp can thiệp 
ngay. 

- Nuôi vịt hậu bị 
Giai đoạn hậu bị là giai đoạn từ 56 ngày tuổi đến khi bắt đầu đẻ, trong suốt thời 
gian này vịt phát triển dưới điều kiện tự nhiên. Vịt nuôi thức ăn hạn chế, cả số lượng và 
chất lượng làm sao đạt trọng lượng ở mức yêu cầu giống để đảm bảo có năng suất đẻ 
trứng cao trong giai đoạn sinh sản. Vịt đực và mái được nuôi chung một đàn. 

7. Phòng bệnh 
- Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh. Phải có 
hàng rào bao quanh cơ sở chăn nuôi, trước cửa phòng nuôi phải có hố khử trùng bàng 
Formanlin hoặc vôi bột. Những người không có trách nhiệm với đàn vịt không được 
phép vào ra khu vực chăn nuôi. Công nhân chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật phụ trách và bác 
sỹ thú y trực tiếp mới được vào chuồng nuôi. Người tham quan phải được phép hướng 
dẫn của bác sỹ thú y, khi vào tham quan phải có ủng và mặc quần áo bảo hộ thú y. 
Trong chuồng nuôi phải thực hiện tất cả vào nuôi và tất cả bán ra, trong chuồng nuôi 
chỉ nên có 2 đàn cách nhau 2 - 5 ngày tuổi. 

- Tiêm phòng dịch tả phải làm nghiêm túc : sau 15 ngày tuổi, sau 45 ngày tuổi nên 
tiêm nhắc lại, sau đó cứ 6 tháng tiêm 1 lần. Từ 2 - 3 tháng nên dùng kháng sinh đề 
phòng các bệnh Salmonella, tụ huyết trùng và các bệnh khác tuỳ theo thời tiết và tình 
trạng sức khoẻ đàn vịt. 

8. Thu nhặt trứng 
Trước khi vịt đẻ 2 tuần bố trí có ổ đẻ trong chuồng nuôi, chất độn ổ đẻ phải được 
thay thường xuyên hàng tuần, trứng thu nhặt vào buổi sáng sớm từ 6 - 7 giờ sáng. Sau 
khi nhặt trứng tiến hành chọn loại trứng. Trứng ấp phải được khử trùng ngay sau khi 
nhặt trứng bằng dung dịch khử trùng. 

Để được cung cấp các sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:
=============================== 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ 
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội. 
☎ ĐT: 02422050505 –  0914567869 
☎ Zalo: 0914567869 
🌐 Website: http://maynhanong.com/
=============================== 
Share this article :
 
Website thành lập © 2013. MÁY NGHIỀN ĐA NĂNG - Quản trị website
Đại lý Vĩnh Phúc | Phố Mới | Duy Phiên | H. Tam Dương | T. Vĩnh Phúc
Thiết kế web: Máy Nghiền Đa Năng Vĩnh Phúc
Được cung cấp bởi: Blogger
Top