Làm giàu từ chăn nuôi đã có nhiều mô hình làm giàu từ chăn nuôi lợn, cách làm giàu từ chăn nuôi bò, làm giàu từ chăn nuôi dê, làm giàu từ chăn nuôi bồ câu, làm giàu từ chăn nuôi gà, vv. Bí quyết làm giàu của họ ra sao? Chúng tôi xin kể ra một số tấm gương làm giàu từ chăn nuôi tiêu biểu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp giúp gia đình
anh Vũ Văn Hưng thu về gần 300 triệu đồng mỗi năm
Ở thôn Thọ Linh, xã Hợp Lý, huyện Lập Thạch, tấm gương anh Vũ Văn Hưng được nhiều người nhắc đến. Nhờ sự năng động, nhạy bén của tuổi trẻ, anh đã vượt lên hoàn cảnh gia đình để trở thành ông chủ trang trại khi tuổi đời còn rất trẻ.
Với bản tính chịu thương chịu khó, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cộng thêm sự nhạy bén của tuổi trẻ đã giúp anh gặt hái nhiều thành công. Anh đã dùng các thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi tại nhà như máy nghiền thức ăn chăn nuôi 3A, máy ép cám viên 3A, máy băm cỏ ZT, các loại máy này đã giúp anh Hưng tiết kiệm thời gian và chi phí mua cám công nghiệp.
Video thiết bị máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A
Những ngày đầu mới xây dựng gia đình, cuộc sống hai vợ chồng rất khó khăn, vất vả. Không cam chịu cảnh nghèo đói, chị luôn trăn trở với câu hỏi, nuôi con gì, trồng cây gì để đem lại hiệu quả kinh tế. Chị đã bàn tính với gia đình nhiều kế hoạch làm ăn để phát triển kinh tế, sau đó quyết định tập trung chăn nuôi lợn và gà. Năm 2007, với số vốn ít ỏi cộng thêm nguồn vay mượn ngân hàng, bạn bè, người thân, chị đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi với tổng diện tích trên 250m2. Hệ thống chuồng trại được thiết kế hiện đại, có máng ăn và nước uống tự động, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Với kinh nghiệm tham khảo từ sách báo, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tổ chức và tham quan mô hình sản xuất chăn nuôi ở các địa phương khác, chị triển khai thành công mô hình chăn nuôi lợn và gà. Hiện gia đình chị có 400 con gà thịt, 130 con lợn nái, lợn thịt và lợn bột, cứ 3 tháng xuất 1 lứa, với số lợn nái chị dần dần nhân rộng đàn giống và nuôi gối liên tục quanh năm. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh, mô hình của chị đem lại hiệu quả kinh tế cao, trung bình mỗi năm thu lãi trên 150 triệu đồng.
Chị Minh tấm gương làm giàu từ chăn nuôi gà, heo nái. Nhẹ nhàng, tình cảm nhưng cũng rất quyết đoán, đầy thuyết phục, chị Nguyễn Thị Minh ở thôn Vân Trục, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch luôn được bà con trong thôn yêu mến, nể phục bởi sự nhiệt tình, trách nhiệm, vì lợi ích chung của nhân dân. Chị Minh cũng là một hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi.
Sinh năm 1973 trong một gia đình nông dân, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, chị không theo con đường học vấn mà ở lại quê hương rồi xây dựng gia đình, ổn định cuộc sống. Ngoài việc bươn chải kiếm sống, chị luôn tích cực tham gia công tác xã hội của thôn, của xã. Nhiệt tình, chịu khó, sáng tạo và không ngừng học hỏi, năm 2004 chị được tín nhiệm giữ chức chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Vân Trục. Rồi 6 năm sau lại được bầu làm trưởng thôn.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chị luôn chịu khó tiếp thu, cập nhật kiến thức, quy định, chính sách mới của cấp trên, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong thôn để giải quyết công việc đạt kết quả đề ra. Chị tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương như cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đa dạng các ngành nghề, chị đều kịp thời tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân. Nhiều gia đình trong thôn đã chuyển sang trồng thanh long, trồng táo, nuôi lợn sinh sản, lợn thịt, chăn nuôi hàng trăm con gia cầm, mở rộng kinh doanh dịch vụ. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của thôn năm vừa qua đạt 19 triệu đồng/người/năm. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của thôn diễn ra sôi nổi, các gia đình chăm lo cho con em học hành. Tỷ lệ gia đình văn hóa của thôn luôn đạt trên 90%.
Chị là đảng ủy viên, trưởng thôn, tổ trưởng tổ hòa giải, vừa mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng đầy quyết đoán, chị đã vận động bà con thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động. Trong phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn theo chuẩn nông thôn mới, thôn Vân Trục là thôn khó khăn hơn nhiều thôn trong xã: đường xá nhỏ hẹp, quanh co, dốc, cây cối um tùm, nhiều đoạn trời mưa xuống lầy lội, xói mòn tạo thành các rãnh trên đường nên gây cản trở cho việc đi lại, sinh hoạt và sự phát triển của thôn. Chị cùng với ban phát triển thôn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới, quyền lợi, trách nhiệm của nhân dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới và trước hết là làm đường giao thông nông thôn. Từ việc nắm vững chủ trương, cán bộ, đảng viên và nhân dân nghiêm túc chấp hành, tích cực ủng hộ, hiến đất, hiến công cho làm đường giao thông nông thôn ở thôn mà không cần đòi hỏi sự đền bù. Nhân dân trong thôn đã hiến hơn 23.000m2 đất các loại, phá dỡ hơn 200m tường rào, lấp 100m2 ao và chặt hàng nghìn cây cối các loại. Đến nay, con đường chính vào thôn đã được mở rộng, xây mới, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại.
Bận rộn với công tác xã hội nhưng chị vẫn làm tốt thiên chức người phụ nữ trong gia đình. Xây dựng gia đình với nhiều khó khăn, nhưng với bản tính chịu thương chịu khó, vợ chồng chị đã vượt qua tất cả và đến nay, gia đình có cuộc sống ổn định, khá giả. Chị trồng 3ha rừng, làm 4 sào ruộng, nuôi 2 lợn nái, 10 – 15 con thịt và nuôi bò, ngan, gà… Những khi không bận công việc của thôn, của xã, chị chạy chợ buôn cá, buôn rau. Hàng năm trừ chi phí gia đình chị có thu nhập 80 – 100 triệu đồng.